Mặc dù phần lớn tương tác đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng một số có thể gây hại hoặc có lợi, thậm chí trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong. Cùng Duy Thiện tìm hiểu qua các loại thực phẩm bổ sung không nên hoặc hạn chế dùng trong thời gian uống thuốc.
Những thực phẩm bổ sung nên tránh dùng chung có thể làm giảm hiệu quả của thuốc
Thuốc kháng sinh – Kẽm, Magiê: Một số chất bổ sung như canxi, sắt, magiê, viên chất xơ và kẽm có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh uống như doxycycline, minocycline, tetracycline. Nên uống các loại thuốc này ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng kháng sinh.
Thuốc điều trị huyết áp cao – Nhân sâm, Glucosamine: Một số thuốc điều trị huyết áp cao như bumetanide, axit ethacrynic và frusemide không được sử dụng chung với nhân sâm và glucosamine.
Còn các loại thuốc cũng có tác dụng điều trị huyết áp nhưng thuộc nhóm lợi tiểu thiazide như chlorothiazide, indapamide, hydrochlorothiazide và metolazone, spironolactone thì không nên dung chung với lô hội, canxi, bồ công anh.
Vì những thực phẩm này có khả năng làm tăng huyết áp, giảm tác dụng của thuốc khi uống chung.
Thuốc chống đông máu – Vitamin K: Vitamin K có rất nhiều trong các thực phẩm bắp cải xanh, rau màu xanh đậm, trái bơ, rau ngò, rau diếp, rau bina.
Cần ăn rất ít các thức ăn này khi đang dùng thuốc chống đông máu (Warfarin, Sintrom) theo đường uống (mục đích ngăn không cho huyết khối hình thành và tăng về kích thước).
Các thức ăn này tương tác thuốc giảm hiệu quả của thuốc vì vậy nguy cơ tạo huyết khối tăng (tạo cục máu đông trong lòng mạch). Cho nên trong thời gian dùng thuốc chống đông, nên hạn chế hoặc giảm liều lượng vitamin K.
Thuốc bổ sung Hormone tuyến giáp – Sắt
Nếu đang điều trị bệnh suy giáp. Bạn không nên uống bổ sung sắt vào thời điểm này vì chúng sẽ làm ảnh hưởng tới việc hấp thụ thuốc levothyroxine (Synthroid). Một loại thuốc cung cấp hormone tuyến giáp khi cơ thể bạn không đủ chất.
Sự kết hợp của thực phẩm bổ sung và thuốc có thể gây nguy hại cho sức khoẻ
Thuốc điều trị Cholesterol, huyết áp cao – Vitamin E, Dầu cá: Trên thực tế người mắc bệnh huyêt áp cao và cholesterol không khuyến khích bổ sung Vitamin E. Bởi loại vitamin này sẽ khiến cho lượng cholesterol tăng cao hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Thuốc kháng viêm hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp – Rễ cam thảo: Cam thảo có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giúp giải độc, bảo vệ gan, tăng sức đề kháng, long đờm, sốt, giảm mỡ máu.
Tuy nhiên, khi uống cam thảo với các thuốc điều trị tăng huyết áp và dòng thuốc kháng viêm như Hydrocortisone, Methylprednisolone sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
Gây nguy cơ tác dụng phụ cao gây trầm trọng vấn đề điều trị bệnh. Theo đó người bệnh nên tránh hoặc hạn chế sử dụng tối đa cam thảo trong quá trình uống thuốc.
Đọc thêm: TƯ THẾ UỐNG THUỐC GIÚP HẤP THỤ THUỐC NHANH NHẤT, BẠN CÓ BIẾT?
Vitamin C và thuốc kháng axit có chứa nhôm: Vitamin C có thể làm tăng lượng nhôm mà cơ thể hấp thụ, khiến các tác dụng phụ của những loại thuốc này trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc kháng axit có chứa nhôm phổ biến là maalox và gaviscon.
Dòng thuốc này giúp trung hòa axit dạ dày và giảm chứng ợ nóng hoặc khó tiêu. Vì vậy chúng nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
Kết Luận
Nếu bạn đã và đang có dự định sử dụng loại thuốc bổ sung nào nếu đang trong quá trình uống thuốc kê đơn hay không kê đơn. Đặc biệt giai đoạn chuẩn bị trước phẫu thuật và hậu phẫu. Chúng tôi khuyên bạn nên cung cấp các loại thuốc với Bác sĩ chuyên môn hay Dược sĩ để xem chúng có tương tác và đưa ra lời chỉ định chính xác.
Theo nguyên tắc các loại thực phẩm bổ sung và thuốc nên uống cách nhau 2 giờ. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết.
Nguồn Verywellhealth.com, bvquan5.medinet.gov.vn