NHỮNG BIẾN CHỨNG NÂNG MŨI THƯỜNG GẶP

Trong tất cả các phẫu thuật đều có tỉ lệ rủi ro nhất định và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên ngành thẩm mỹ luôn tìm mọi cách để hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất, cũng như tìm ra hướng xử lý khắc phục những biến chứng một cách tối ưu nhất.
Những biến chứng nâng mũi thường gặp
Những biến chứng nâng mũi thường gặp

Những biến chứng thường gặp và cách xử lý khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi:

Sưng tấy, phù nề 

Biểu hiện: Sưng và bầm tím vùng mũi và quầng mắt.

Nguyên nhân: Đây là biến chứng thông thường mà hầu hết các ca phẫu thuật nâng mũi đều gặp phải sau phẫu thuật. Bởi trong phẫu thuật bóc tách tạo khoang để nâng mũi gây dập mô hay chạm phải các mạch máu gây tổn thương.

Hướng xử lý: Chỉ cần chườm đá vào vết thương để giảm sưng nề, đồng thời không để nước vào vết thương,  uống thuốc kháng sinh kháng viêm theo quy định của bác sĩ vài ngày sau sưng nề giảm dần và biến mất.

Nhiễm trùng 

Biểu hiện: Mũi sưng to và bầm tím sau phẫu thuật kéo dài thường không có dấu hiệu thuyên giảm, đôi khi còn tiết dịch mũ có kèm theo sốt đó là biểu hiện của nhiễm trùng.

Nguyên nhân: Do cơ địa nhạy cảm dị ứng với chất liệu độn. Nhiễm khuẩn bởi vị trí của vết thương nằm trong niêm mạc mũi, vùng này thường ẩm ướt dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Vệ sinh rửa mặt làm ướt vết thương…

Hướng xử lý: Mũi nhiễm trùng buộc bác sĩ phải tháo sóng ra ngay và điều trị bằng kháng sinh kháng viêm liều cao. Đợi 3 đến 6 tháng sau ổn định hoàn toàn mới có thể phẫu thuật nâng mũi lại.

Mũi bóng đỏ, lộ – tụt sóng mũi

Biểu hiện: Người đối diện có thể nhìn thấy ngay đầu mũi đỏ hoặc lộ sóng ở đầu hay ở sóng mũi, đau rát và có dấu hiệu lòi sụn. Phần đầu mũi nhô ra và nhọn hơn bình thường. Tình trạng nặng hơn làm biến dạng lỗ mũi bên to bên nhỏ.

Trường hợp lộ sóng và tụt sóng mũi – Bs.Duy Thiện đã thực hiện Nâng mũi tái cấu trúc cho khách hàng.
Trường hợp lộ sóng và tụt sóng mũi – Bs.Duy Thiện đã thực hiện Nâng mũi tái cấu trúc cho khách hàng.

Nguyên nhân: Do sụn mũi nhân tạo đặt quá cao không tương thích so với độ đàn hồi của mô da mũi. Sụn không được cố định chắc chắn, bác sĩ còn thiếu kinh nghiệm.

Nguyên nhân chính khác là theo thời gian sóng mũi nhân tạo luôn có xu hướng tụt xuống, mô da lại có xu hướng co rút lên gây nên tình trạng bào mòn, da đầu mũi mỏng dần và gây lộ song, bóng đỏ.

Hướng xử lý: Bác sĩ lấy sóng ra hạ độ cao của sóng mũi, đồng thời sử dụng thêm vật liệu sinh học như Megaderm để tăng độ dày và tuổi thọ cho mũi. Hoặc nâng mũi lại bằng kỹ thuật tái cấu trúc kết hợp thêm vật liệu sinh học để tăng độ bền cho đầu mũi.

Mũi lệch sóng

Biểu hiện: Phần sụn trong mũi hoặc vách ngăn bị lệch sang một bên mà người đối diện thấy ngay.

Nguyên nhân: Do quá trình bóc tách, đặt sóng không đúng vị trí, nền mũi không ngay, bị va đập làm lệch sóng mũi.

Trường hợp lệch sóng mũi, lộ sóng mũi - Bs.Duy Thiện đã thực hiện Nâng mũi tái cấu trúc cho khách hàng.
Trường hợp lệch sóng mũi, lộ sóng mũi – Bs.Duy Thiện đã thực hiện Nâng mũi tái cấu trúc cho khách hàng.

Hướng xử lý:

  • Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật nếu phát hiện bị lệch sóng. Nên trở lại tái khám để bác sĩ có thể nắn chỉnh và nẹp cố định lại.
  • Trường hợp lệch nhiều buộc phải phẫu thuật lấy sóng ra và bác sĩ sẽ định hình lại vị trí phẫu thuật, bóc tách tạo khoang để đặt lại sóng.
  • Trường hợp nền mũi bị cong lệch nhiều phải kết hợp mài gồ xương nền mũi để đặt lại sóng mới mang lại kết quả.

Lủng mũi và lòi sụn ra ngoài

Biểu hiện: Chóp mũi hoặc phần trên sóng mũi bị lủng lòi sụn ra ngoài. Đây là biến chứng nặng nề của thẩm mỹ nâng mũi.

Nguyên nhân: do sụn silicon sử dụng trong nâng mũi kém chất lượng. Hoặc đặt sụn quá cao và quá dài gây áp lực lên vùng mũi làm tổn thương cho da mũi. Hay do sử dụng sụn mũi trong thời gian quá dài theo thời gian mô da mũi co rút bị bào mòn, sóng mũi tụt làm lủng mũi.

Sau 6 tháng tái khám Nâng Mũi Tái Cấu Trúc
Sau 6 tháng tái khám Nâng Mũi Tái Cấu Trúc

Hướng xử lý: 

  • Phải tới gặp bác sĩ thẩm mỹ càng sớm càng tốt để lấy sóng ra. Trường hợp không bị nhiễm trùng thì có thể tiến hành nâng mũi tái cấu trúc ngay. Đây là kỹ thuật tối ưu nhất xử lý khiếm khuyết về mũi lủng. Đối với mũi lủng cần sử dụng thêm vật liệu sinh học Megaderm để bảo vệ và giúp kết quả mũi ổn định lâu dài.
  • Trường hợp mũi lủng bị nhiễm trùng thì bắt buộc lấy sóng ra, kết hợp dùng kháng sinh, kháng viêm liều cao để mũi lành thương tốt. Với trường hợp này phải đợi mũi ổn định 3 đến 6 tháng mới tiến hành nâng mũi lại được.

Bao xơ mũi

Biểu hiện: ban đầu mũi cứng, đau nhức tình trạng nặng hơn bao xơ co thắt làm mũi co rút ngắn và dị dạng.

Nguyên nhân: Có 2 nguyên nhân chính gây nên bao xơ: phản ứng của cơ thể đối với chất liệu độn, hay do bệnh lý.

  • Phản ứng của cơ thể đối với chất liệu độn. Loại này hình thành chậm và không có dấu hiệu bệnh lý trong nhiều năm. Bao xơ co thắt trong nhóm này liên quan đến cơ địa của khách hàng và gần như không tránh được nhưng lại rất ít gặp.
  • Bao xơ co thắt do bệnh lý. Đây là loại bao xơ gây ra nhiều nỗi lo cho bệnh nhân và bác sĩ. Có 2 nguyên nhân là sẹo thứ phát và nhiễm trùng dưới lâm sàng.

Hướng xử lý: Bác sĩ tháo sụn ra, loại bỏ mô xơ đặt lại sụn mới phù hợp hơn.

Trước và sau khi được Bs. Duy Thiện Nâng Mũi Tái Cấu Trúc & chỉnh cánh mũi.
Trước và sau khi được Bs. Duy Thiện Nâng Mũi Tái Cấu Trúc & chỉnh cánh mũi.

Làm sao để phẫu thuật nâng mũi ít rủi ro biến chứng nhất?

Như đã nói ở trên trong bất kỳ phẫu thuật nào cũng có rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên để hạn chế ở mức thấp nhất cũng như kịp thời được xử lý các biến chứng đó thì trước khi đi nâng mũi chúng ta nên:

Tìm hiểu kỹ cơ sở thẩm mỹ phải được cấp phép hoạt động của sở y tế. Bởi đó là bằng chứng cho một cơ sở thẩm mỹ an toàn.

Lựa chọn đúng bác sĩ cũng là lựa chọn an toàn. Bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp đánh giá chính xác khiếm khuyết mũi, tư vấn cho bạn kỹ thuật phù hợp. Đồng thời là người chịu trách nhiệm chính trong ca phẫu thuật quyết định đến kết quả thẩm mỹ cũng như xử lý sự cố và khắc phục biến chứng khi xảy ra.

Đầu mũi bị co rút, trụ mũi bị biến dạng – Bs Duy Thiện đã thực hiện Nâng Mũi Tái Cấu Trúc cho cô khách việt kiều.
Đầu mũi bị co rút, trụ mũi bị biến dạng – Bs Duy Thiện đã thực hiện Nâng Mũi Tái Cấu Trúc cho cô khách việt kiều.

Trang bị cho mình kiến thức chăm sóc mũi tại nhà tốt nhất. Bất kỳ một ca mũi nào cũng ổn định hoàn toàn trong vòng 3 đến 6 tháng. Nên việc chăm sóc hậu phẫu tại nhà vô cùng quan trọng. Bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt trong tuần đầu sau phẫu thuật. Đồng thời tham khảo thêm kinh nghiệm của những người đã từng làm trước.

Khi đã trang bị cho mình đầy đủ kiến về nâng mũi an toàn và cách chăm sóc mũi tại nhà. Chắc chắn rằng bạn đủ tự tin làm chủ mọi tình huống. Nhất định phẫu thuật nâng mũi sẽ đạt được kết quả như ý.

PK CK Phẫu thuật thẩm mỹ Duy Thiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *