Sau phẫu thuật nâng mũi, ai cũng mong thấy ngay được kết quả thẩm mỹ mà mình mong đợi. Tuy nhiên để sở hữu chiếc mũi đẹp như mong đợi thì ai cũng phải trải qua tình trạng sưng nề và bầm tím sau phẫu thuật nâng mũi không hề dễ chịu chút nào.
Nguyên nhân và biểu hiện của việc sưng nề sau nâng mũi
Nguyên nhân: kỹ thuật nâng mũi được bác sĩ tiến hành rạch da, bóc tách tạo khoang để đưa chất liệu sụn nhân tạo vào, điều chỉnh dáng mũi. Trong quá trình bóc tách tạo khoang sẽ làm tổn thương các mao mạch lân cận hay trong quá trình thao tác may khâu, luồn sâu dưới da có tác động xâm lấn nhất định ở các vùng xung quanh dẫn đến tình trạng sưng nề và bầm tím sau phẫu thuật.
Biểu hiện: mũi sưng to sau phẫu thuật: đây là hiện tượng bình thường vì nâng mũi là phẫu thuật có xâm lấn, bóc tách tạo khoang, tạo ra vết thương khiến vùng mũi bị tổn thương. Do đó sau khi kết thúc cuộc phẫu thuật hết thuốc tê vùng mũi sẽ sưng nề và đau hơn.
Tình trạng sưng nề bầm tím sẽ hết nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường hiện tượng này sẽ giảm và hết trong khoàng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên tình trạng sưng nề và bầm tím kéo dài quá thì không tốt (ngoại trừ cơ địa da độc).
Biểu hiện thường thấy: người bị nhẹ thì chỉ tập trung sưng nề ở 2 bên má, nhưng có những trường hợp nặng thì sưng to và bầm tím còn xuống cả vùng quanh mắt. Do vậy rất nhiều người rất hoang mang lo sợ liệu có bị ảnh hưởng tới thị lực mắt không? Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này, ngoài việc mất thẩm mỹ ra thì nâng mũi không tác động và làm ảnh hưởng đến mắt.
Các cách chăm sóc giúp giảm sưng nề, bầm tím sau nâng mũi
Sau phẫu thuật nâng mũi ngoài việc uống thuốc theo toa và chăm sóc hậu phẫu theo đúng chuẩn y khoa thì các bác sĩ khuyên có thể áp dụng một số mẹo chăm sóc vết thương để mũi nhanh bình phục sau:
Chườm lạnh và chườm nóng sau nâng mũi:
- Chườm lạnh: sẽ thực hiện chườm lạnh thực hiện trong 48 tiếng sau phẫu thuật nâng mũi, dùng động tác nhẹ nhàng, đặt túi chườm vùng lân cận mũi.giúp giảm thiểu sưng tấy, giảm chảy máu trong các mô, ổn định cơ và đồng thời giúp giảm đau.
- Chườm nóng: việc này bắt đầu sau 48 tiếng chườm lạnh, nhiệt độ lý tưởng là 38 – 45 độ C, giúp lưu thông máu, làm tan máu bầm, giảm sưng nề nhanh. Chỉ sau vài ngày vết thương sẽ chuyển từ bầm tím sang vàng và hết hẳn.
Ăn uống để giúp giảm sưng nề và bầm tím.
- Nhóm thực phẩm nhiều calo: sau phẫu thuật nâng mũi thường mất máu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy nhóm thực phẩm giàu calo protein như: thịt, cá, trứng, sữa.. giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo mô ở vùng bị tổn thương một cách hiệu quả.
- Nhóm thực phẩm nhiều vitamin A: như cà rốt, khoai lang, bí ngô, cà chua, ớt chuông… sau phẫu thuật nên ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu vitamin A. Nhóm thực phẩm này có hiệu quả hấp thu làm mờ sẹo.
- Mật gấu: đây là bài thuốc tuyệt vời mà ai cũng biết. Mật gấu thường có tính giảm đau và tăng sinh mạnh, nên giúp các mô dập nát nhanh chóng hồi phục. Tác dụng làm tan máu tụ, để khôi phục tuần hoàn máu đến vết thương. Giúp vết thương chóng lành, giảm sưng nề và bầm tím hiệu quả. Chỉ cần pha mật gấu với nước ấm uống sáng, chiều.
- Nước ép thơm (Dứa ): trong quả thơm có nhiều vitamin C và dưỡng chất đặc biệt emzyme bromdain cho hiệu quả tan nhanh máu bầm và chất dịch trong mô. Thúc đẩy quá trình tạo ra collagen giúp vết thương mau lành hơn. Tuy nhiên sau phẫu thuật nâng mũi 3 ngày bệnh nhân mới nên ăn thơm hoặc uống nước ép thơm.
Nghỉ ngơi và vận động:
Sau phẫu thuật nâng mũi cần nghỉ ngơi để cơ thể chóng bình phục. Tuy nhiên vận động nhẹ nhàng giúp lưu thông máu, tốt cho quá trình lành thương.
Đối với hiện tượng sưng tấy bầm tím sau nâng mũi thông thường bệnh nhân có thể áp dụng bí quyết trên để mũi nhanh ổn định.
Tuy nhiên, hiện tượng sưng nề, bầm tím kéo dài không thuyên giảm sau phẫu thuật kéo theo tình trạng vết thương lâu lành như chảy máu, mưng mũ, dịch tiết ra có mùi hôi, co rút đau nhức gây khó chịu sau 10 ngày. Bệnh nhân cần theo dõi kỹ và tái khám ngay để bác sĩ kịp thời điều trị.